Mở quán trà sữa có tốn kém không? Đây là thắc mắc chung của không ít các bạn trẻ có niềm đam mê kinh doanh. Không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh chuỗi café, trà sữa đem lại cho nhiều doanh nghiệp nguồn lợi nhuận siêu khủng. Kể từ khi ra mắt tại thị trường Việt Nam, các cửa hàng trà sữa luôn trong trạng thái full bàn.
Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều quán trà sữa mở ra với nhiều thương hiệu khác nhau. Chỉ cần quãng đường 1km trong nội thành bạn đã gặp 2 – 3 quán trà sữa. Các thương hiệu nổi tiếng như Dingtea, Phúc Long, Tocotoco, Royaltea là nơi tụ tập của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, mỗi ly trà sữa tại các quán này thường giao động từ 40 – 70k. Mức giá này vượt quá khả năng tài chính của đa số khách hàng là học sinh sinh viên.
Nắm bắt được xu thế trị trường, nhiều doanh nghiệp đã mở quán trà sữa tư nhân với mức giá mềm hơn để thu hút khách hàng. Câu hỏi được đặt ra là mở quán trà sữa tốn nhiều tiền không? Kinh phí dự tính là bao nhiêu? Nên tạo thương hiệu riêng hay nhượng quyền? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc này thì hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để tìm lời giải đáp.
Mở quán trà sữa có tốn kém không? [ Cách làm đúng đắn ]
Nhiều người muốn kinh doanh trà sữa nhưng không phải ai cũng có nhiều vốn để bỏ ra cho mô hình này. Nếu chỉ có một số vốn nhất định, bạn cần lên kế hoạch chính xác và cụ thể để phát triển quán.
Khi muốn mở quán trà sữa, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định mô hình kinh doanh. Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin và các mạng kết nối trực tuyến rất phổ biến. Chỉ cần có Smartphone, khách hàng có thể order đồ uống qua nhiều ứng dụng thông minh như Grab, Now, Foody. Vì thế mà nhiều người thà ở nhà lướt web, order hơn là đến cửa hàng đợi đồ uống.Kinh doanh trà sữa trực tuyến
Thông qua hình thức kinh doanh trà sữa trực tuyến, bạn có thể bắt đầu với mức kinh phí rất nhỏ. Bản chất của hình thức kinh doanh trà sữa online này là bạn sẽ trở thành trung gian và chịu trách nhiệm phát triển kênh phân phối trực tuyến cho các quán trà sữa bán tại các cửa hàng truyền thống.
Ví du, bạn có thể làm cộng tác viên cho chuỗi cửa hàng Bobapop, Pozza, hay hàng loạt các thương hiệu khác mà không phải mất chi phí mặt bằng, decor quán, thuê nhân viên. Đây là lý do dịch vụ kinh doanh trực tuyến được ưa chuộng và mang lại lợi ích kinh tế cao.
Phương thức kinh doanh này có ưu điểm là bạn hoàn toàn không cần tốn tiền. Tuy nhiên, nhược điểm là do bạn không phải là nhà sản xuất trực tiếp nên khó kiểm soát được chất lượng của sản phẩm. Hình thức kinh doanh này cũng khiến bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền hay thương hiệu riêng
Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, bạn sẽ kinh doanh theo form của thương hiệu mẹ đã nổi tiếng. Với mô hình này, bạn cần deco quán y hệt thương hiệu nhượng quyền. Tất cả từ danh sách thực đơn, quy trình quản lý đến các nguyên liệu chất lượng cao. Do thương hiệu đã nghiên cứu và thử nghiệm tất cả các sản phẩm trước khi bàn giao cho bạn nên có thể giúp bạn giảm chi phí. Ngoài ra, bạn sẽ tận dụng được lợi thế marketing của thương hiệu, điều này sẽ rất có lợi khi bạn mở cửa hàng lần đầu.
Còn nếu bạn tự xây dựng thương hiệu riêng thì bạn cần khả năng phân tích thị trường. Có mối quan hệ rộng rãi, đặc biệt cần có khả năng marketing – PR tốt. Nếu không có khả năng về những điều này thì khi mở quán bạn sẽ rất khó để vận hành tốt. Đồng thời, với những quán mới mở chưa có thương hiệu bạn cần có thế mạnh về không gian quán. View đẹp, lung linh cùng đồ uống hấp dẫn là 1 lợi thế.
Mở quán trà sữa truyền thống
Khi mở quán trà sữa truyền thống, bạn cũng cần xác định quy mô và mô hình kinh doanh. Thứ nhất là muốn kinh doanh hình thức Take away (bán mang về) hay bán tại chỗ. Đối với hình thức Take away, bạn chỉ cần tìm một mặt bằng nhỏ khoảng 25 – 30m2 đủ để bài trí từ 5 – 7 bàn. Những bàn này sẽ phục vụ cho khách ngồi chờ hoặc khách muốn uống tại chỗ.
Ngoài ra, đây được coi là mô hình trà sữa bình dân nên bạn có thể lựa chọn dụng cụ pha chế, sử dụng trong quán với mức giá khá ok. Ví dụ, thay vì sử dụng ly thủy tinh (20k/chiếc) bạn có thể sử dụng cốc nhựa dùng 1 lần (5 – 7k/chiếc). Tương tự, đối với ống hút, thìa bạn cũng có thể chọn loại dùng 1 lần.
Ngược lại, nếu muốn mở quán với không gian đẹp, thu hút khách hàng đa phần là giới trẻ thì cần đầu tư kỹ lưỡng về mặt không gian với mức chi phí không nhỏ. Bởi, khi đã đến quán trà sữa, khách hàng không chỉ đến uống nước mà cái họ cần là một không gian đẹp, độc, lạ để sống ảo. Bên cạnh đó, đồ uống cũng phải ngon mà giá cả cũng cần “ổn áp” để níu kéo khách quay lại lần sau. Tiếp đến là vật dụng đồ uống phải thật sạch sẽ. Đặc biệt là nhân viên cần training bài bản để luôn hòa nhã với khách hàng.
Giải mã mở quán trà sữa có tốn kém không?
Khi đã xác định được những lưu ý trên thì chắc hẳn bạn đã biết được chi phí mở quán trà sữa có tốn kém hay không. Dưới đây sẽ là những hạng mục cần thực hiện để giúp bạn dự trù được kinh phí và vốn đầu tư khi kinh doanh trà sữa.
Mở quán trà sữa có tốn kém không và chi phí dành cho mặt bằng quán
Chi phí dành cho mặt bằng quán tùy theo không gian rộng hay hẹp mà giá thuê có thể dao động từ 5 – 50 triệu / tháng. Địa điểm bạn chọn cũng ảnh hưởng đến kinh phí khá nhiều. Chọn quán view đẹp, vị trí đắc địa trong nội thành thì giá sẽ cao. Còn nếu mở quán ở vùng ven đô thì giá mềm hơn.
Chưa kể đến việc thuê mặt bằng kinh doanh thường phải trả trước từ 3 đến 6 tháng, thậm chí là 1 năm. Ngoài ra, một số chủ nhà cũng cần đặt cọc, số tiền này sẽ được hoàn lại sau khi hợp đồng chấm dứt. Bạn cần thương lượng với chủ nhà để tiết kiệm chi phí tối đa.
Kinh phí dành cho việc deco, bài trí không gian quán
Một khoản chi cực kỳ tốn kém khác của quán trà sữa đó là trang trí nội thất quán. Trong thời buổi thị trường trà sữa cạnh tranh cao như hiện nay, nếu không gian của bạn không có gì ấn tượng thì khó có thể tồn tại được. Vì vậy, bạn cần thận trọng trong việc lựa chọn phong cách tạo không gian quán thật tinh tế, ấn tượng.
Đa phần các quán trà sữa hiện nay đều có mẫu thiết kế chung là không gian bí bách, chật hẹp với các bàn san sát nhau. Do đó, nếu dư giả kinh tế bạn nên chọn thiết kế không gian mở với nhiều cây xanh chắc chắn sẽ thu hút khách hàng. Một điều cần lưu ý khi làm việc với kiến trúc sư là chọn người có kinh nghiệm trong ngành. Nếu không làm mới không gian, đi xu hướng thì khi quán của bạn sẽ rất khó duy trì.
Chi phí đầu tư máy móc, quầy pha chế và nguyên vật liệu
Một quán trà sữa chuyên nghiệp cần có đầy đủ máy pha chế, máy đóng nắp cốc, máy xay đá và rất rất nhiều các loại máy khác. Cùng với đó là hệ thống quầy pha chế với bảng điện tử hiển thị menu để khách order. Cuối cùng là chi phí nguyên vật liệu làm trà sữa như trà, trân châu, kem béo cùng nhiều nguyên liệu khác. Tất cả phí dự tính cho khoản này có thể lên đến 150 – 200 triệu vnđ.
Video mở quán trà sữa đúng đắn nhất
Bạn đọc vừa tham khảo bài chia sẻ về việc mở quán trà sữa có tốn kém không và mức kinh phí dự trù cho từng hạng mục. Bạn có niềm đam mê trà sữa và có máu kinh doanh? Hãy chọn cho mình hướng đi đúng nhất để thành công trên con đường khởi nghiệp.